NHO-QSCERT PHỔ BIẾN VỀ “TIÊU CHUẨN HỮU CƠ TRONG NÔNG NGHIỆP” TẠI TP. ĐÀ LẠT – TỈNH LÂM ĐỒNG
Ngày 12 tháng 06 năm 2018, tại TP. Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng, Tổ chức chứng nhận NHO-QScert đã phối hợp với Sở Khoa học và Công Nghệ Lâm Đồng/ Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức hội nghị phổ biến về “Tiêu chuẩn hữu cơ Việt nam trong nông nghiệp”. Tham dự buổi hội nghị có các đại biểu đến từ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lâm Đồng, các chi cục quản lý chất lượng của các tỉnh như: Hậu Giang, Cần Thơ, Lầm Đồng... các chi cục BVTV các tỉnh như: Tây Ninh, Bến Tre ... các cơ quản quản lý chuyên ngành của tỉnh, huyện, xã và đại diện các Doanh nghiệp, Hợp tác xã và các Trung tâm, các hộ kinh doanh, sản xuất, các Chủ trang trại đã và đang ứng dụng công nghệ cao hoặc tham gia trực tiếp sản xuất đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP… đóng trên địa bàn tỉnh.
Hình 1: Toàn cảnh buổi Tập huấn.
Phát biểu tại buổi Hội nghị, có phần trình bày của Ông Hoàng Bá Nghị - Đại diện tổ chức chứng nhận NHO-QSCert, về các yêu cầu chính của các tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế, các yêu cầu chính của tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam, những thuận lợi, khó khăn cũng như phương pháp và cách thức tiến hành thực hiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo yêu cầu của các tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Việt Nam và quốc tế.
Hình 2: Đại diện tổ chức chứng nhận NHO-QSCert – Ông Hoàng Bá Nghị phát biểu tại buổi Hội Nghị.
Tham gia buổi Hội nghị, Đại diện các Doanh nghiệp, các trang trại dự định áp dụng các tiêu chuẩn Organic cũng đã thảo luận, trình bày và đặt các câu hỏi có liên quan đến công việc quản lý và đào tạo sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nhằm tạo ra một nền nông nghiệp an toàn và bền vững.
Một số hình ảnh trong buổi Tập huấn:
Hình 3: Hội Nghị về“Tiêu chuẩn hữu cơ trong nông nghiệp” tại TP. Đà Lạt – Lâm Đồng.
Hình 4: Đại diện NHO-QSCert chia sẻ kinh nghiệm Nông nghiệp hữu cơ.
Hình 5: Đại diện NHO-QSCert chia sẻ kiến thức Nông nghiệp hữu cơ
Hình 6: Đại diện các cơ quản quản lý nhà nước chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức Nông nghiệp hữu cơ.
Buổi Hội nghị đã cung cấp thêm cho Các Doanh nghiệp, Chủ trang trại, Hợp tác xã, Trung tâm ứng dụng công nghệ cao và các Hộ Kinh doanh, Sản xuất nông nghiệp về các khái niệm và phương pháp triển khai canh tác nông nghiệp hữu cơ đạt chứng nhận trong nước và quốc tế
Tổ chức NHO-QSCert là ai?
Tổ chức NHO-QSCert được chỉ định kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu bởi Bộ quản lý chuyên ngành.
QSCert là tập đoàn chứng nhận toàn cầu, hiện có mặt trên 30 quốc gia, có trụ sở chính tại Đức và Slovakia và có hơn 60 chi nhánh, văn phòng đại diện, Trung tâm kiểm nghiệm trên thế giới.
NHO-QSCert là tổ chức chứng nhận QSCert tại Việt Nam, có năng lực chứng nhận các tiêu chuẩn như: ISO9001, ISO22000, ISO14001, nông nghiệp hữu cơ… Đồng thời là chi nhánh của các tổ chức được chỉ định đánh giá các tiêu chuẩn: GlobalGAP, Rainforest, EU organic... Hiện tại tổ chức NHO-QSCert có các văn phòng, chi nhánh tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ... với khoảng 3.500 khách hàng ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước ASEAN. Cụ thể tổ chức NHO-QSCert cung cấp các dịch vụ sau:
- Chỉ định Kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu: Tổ chức NHO-QSCert được chỉ định kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu bởi Bộ quản lý chuyên ngành.
- Hoạt động chứng nhận: FSSC22000, ISO9001, ISO14001, ISO22000, IEC/ISO27001, ISO50001, ISO3834, BS10500 (Hệ thống quản lý chống tham nhũng) OHSAS18001, AQQP2110, AQAP2120 (yêu cầu đảm bảo chất lượng NATO), HACCP, GMP, COR (Canada Organic), EU organic, NOP (USDA organic), JAS (Japanese Organic), IFOAM, PGS organic, GlobalG.A.P., Fair-trade, Rainforest, VietGAP (Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản)…
- Chứng nhận hợp qui: Được chỉ định của Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và PTNT trên các sản phẩm thực phẩm, Thủy sản, Phân bón, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và vật tư nông nghiệp
- Hoạt động kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB đã được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, các thiết bị hiện đại, công nghệ cao của Mỹ, Nhật và đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO17025, được chỉ định của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Bộ Công Thương có thể phân tích và kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa học, sinh học trên các nền mẫu nông sản, lương thực, rau quả, thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, mẫu môi trường như đất, nước, không khí….
- Hoạt động giám định: Thực phẩm, Thủy sản, Nông sản, Nguyên liệu, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và Dệt may.
- Hoạt động đào tạo: Hàng năm tổ chức trên dưới 200 các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn khác nhau từ các khóa đào tạo cơ bản như nhận thức đến các khóa đào tạo nâng cao như: chuyên viên tư vấn, chuyên gia đánh giá, giảng viên của các tiêu chuẩn quốc tế.